Chùa Phù Dung điểm tham quan không thể thiếu khi du lịch Hà Tiên
Chùa Phù Dung điểm tham quan không thể thiếu khi du lịch Hà Tiên
Nằm dưới chân núi Bình San, chùa Phù Dung như một điểm dừng chân để du khách tìm cho mình không gian thanh tịnh, thư thái, kiến trúc chùa khá đơn giản và hòa hợp với môi trường xung quanh, bên trong chùa có hình vẽ về Hà Tiên thập vịnh, tức mười cảnh đẹp của vùng đất này. Nhưng có lẽ thu hút sự chú ý của du khách nhất chính là câu chuyện về người vợ của Mạc Cửu.
Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình San, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Địa điểm hành hương & du lịch này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn gây tranh cãi về lai lịch ngôi chùa.
Theo sử sách Nghiên cứu Hà Tiên, người Xiêm thường gọi núi là “Pù”; còn các dân người Xiêm, Khmer, Chăm, Lào đều gọi người Việt là “Youn”. Như vậy, Pù Youn, mà sau này đọc trại thành Phù Dung, có nghĩa là “vùng núi của người Việt”. Ở bán đảo Hà Tiên, có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ, mang tên chung là Phù Dung Vạn Sơn, mãi đến thời Đô đốc Mạc Thiên Tích, các ngọn núi mới có tên riêng bằng từ Hán – Việt, như: Bình San, Tô Châu, Thạch Động… Và cái tên Phù Dung (Pù Youn) mà khi xưa dùng để chỉ tất cả các núi non vừa nói trên, sau được dùng để chỉ dãy núi nằm sát Trấn lỵ gồm ba ngọn và sau nữa (khi cuốn Hà Tiên Thập Vịnh của Mạc Thiên Tích ra đời), nó chỉ còn để chỉ ngọn thứ 3 (cao 53 m) mà Trịnh Hoài Đức đã chép trong “Gia Định thành thông chí”mục Sơn Xuyên chí vào khoảng năm 1820:
Núi Phù Dung: cách trấn thự về phía tây bắc hơn 1 dặm. Ở đây hang hố xanh rậm lâu đời; chùa Phù Dung ở phía tây nam chân núi, tiếng chuông mõ pha trộn, tiếng kệ kinh lẫn tiếng ồn ào của phố thị, thật là cảnh nửa tăng nửa tục…
Do vậy, tác giả sách Nghiên cứu Hà Tiên, đã nói vui rằng tên chùa không có nghĩa “hoa sen” hay giống hoa “tí ngọ” nào đó, như có người đã tưởng tượng.
Căn cứ thông tin trong Gia Định thành thông chí, trong Monographie de la province de Ha Tien tức Hà Tiên địa phương chí của Hội nghiên cứu Đông Dương ấn hành năm 1901 và qua khảo sát thực tế, thì chùa Phù Dung xưa ở tại hướng Tây Nam núi Phù Dung, còn chùa Phù Dung hiện nay tại phía bắc núi Bình San, cách chùa xưa trên 500m.
Vì trước sau ở Hà Tiên, có hai chùa đều mang tên Phù Dung, và ngôi thờ nào tính đến nay cũng đều là cổ tự. Để dễ phân biệt, tạm gọi chùa có trước là “Phù Dung (cũ)” và chùa có sau là Phù Dung (mới).
Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt.
Phần sân có một đài cao. Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chính điện rộng được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp. Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn. Sau lưng ngôi Chính điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một tòa điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần.
Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt do người đời sau tạo dựng, ghi: Lăng bà Phù Dung-Từ Thành Thục Nhơn-Nguyễn Thị Xuân (1720-1761)- Viên tịch rằm tháng 2 Âl- Hiệu Phù Cừ.
MỘT SỐ TOUR DU LỊCH THAM KHẢO:
1. Tour du lịch Cà Mau 3 ngày 3 đêm – Về thăm đất mũi
2. Tour du lịch Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ 3 ngày 3 đêm
3. Tour du lịch Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ 4 ngày 4 đêm
4. Tour du lịch Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau 4 ngày 3 đêm
5. Tour du lịch Đồng Tháp – Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ 5 ngày 4 đêm
6. Tour du lịch Hà Tiên – Châu Đốc 2 ngày 2 đêm.
7. Tour du lịch Hà Tiên – Phú Quốc 4 ngày 4 đêm.
8. Tour du lịch Đảo Hải Tặc – Hà Tiên 2 ngày 2 đêm.
9. Tour du lịch Gáo Giồng – Châu Đốc – Hà Tiên 3 ngày 2 đêm.