Bài thuyết minh về Dinh Độc Lập – Thu Duc Travel
BÀI THUYẾT MINH VỀ DINH ĐỘC LẬP
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử, Mỗi tỉnh thành trên đất nước đều có những danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khác trong và ngoài nước như Hà Nội có chùa Hương, Quảng Trường Ba Đình, Quảng Nam có Cù Lao Chàm, Phố Cổ Hội An,….. Vậy thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế cả nước có danh lam thắng cảnh nào tiêu biểu? Nói đến Sài Gòn ngoài nhưng công trình kiến trúc hiện đại như land mart 81 tầng, betexco 68 tầng,….không thể không nhắc đến dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đã in đậm dấu ấn thời gian, lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam ở khu vực phía nam miền nam nước ta.
Dinh Độc Lập tọa lạc tại 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1 tại thành phố Hồ Chí Minh
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m². Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Dinh Độc Lập có cấu trúc rất độc đáo và đẹp mắt. Đi từ cổng chính vào bên trong, đường vào dinh được chia làm hai uốn theo hình vòng cung. Chính giữa hình vòng cung là một đài phun nước được bao quanh bởi thảm cỏ xanh mướt. Khu nhà chính gồm có 3 tầng chính:
Tầng một là nơi để họp và tiếp khách với phòng họp nội các và phòng đại yến
Tầng hai có phòng trình quốc thư, phòng tiếp khách của tổng thống, phòng tiếp khách của tổng thống
Tầng 3 thiên về giải trí với các phòng chiếu phim, thư viện, bar,..
Sân thượng được chọn là nơi máy bay trực thăng đáp xuống.
2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho.
Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.
Hơn 100 phòng với mỗi tầng được trang trí theo phong cách khác nhau, phục vụ những mục đích sử dụng riêng biệt bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Dinh Độc Lập trước khi mang tên này từng có tên gọi là dinh Norodom dưới thời Pháp thuộc
Dinh khởi công xây dựng vào năm 1868 sau khi quân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ bởi kiến trúc sư Hermite và chính thức hoàn thành vào năm 1871
Ý nghĩa tên dinh Norodom: Norodom là tên của Quốc vương Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đó
Mục đích ban đầu xây dinh Norodom để làm nơi làm việc của thực dân Pháp.
Đến tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính, dinh Norodom thành nơi làm việc của Nhật
Tháng 9 cùng năm, Nhật đảo chính thất bại, dinh Norodom lại trở về tay Pháp
Sau khi thực dân Pháp bại trận vào năm 1954, đất nước ta chưa được thống nhất, bị chia làm 2 vùng lãnh thổ riêng biệt miền Bắc do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, còn miền Nam do chính quyền Quốc gia Việt Nam kiểm soát
Dinh Norodom dưới tay tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đổi tên thành dinh Độc Lập là nơi làm việc của ông đến năm 1962 và là biểu tượng của VIệt Nam Cộng Hòa
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, dinh Độc Lập ngưng sử dụng và trở thành di tích
Lịch sử văn hòa cho khách du lịch tham quan
3. Giới Thiệu Phòng Khách Tiết
Nơi đây diễn ra các cuộc họp hội nghị cũng như những sự kiện quan trọng nhất của chính quyền VNCH lúc bấy giờ và chính tại nơi đây T11/ 1975, Hội nghị hiệp thương đã được thực hiện để thống nhất 2 miền Nam Bắc và chính từ thời khắc lịch sử đó, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia độc lập không còn bị chia cắt dưới sự lãnh đạo của chính đảng duy nhất , đó là đảng cộng sản Việt Nam .
Phòng khánh tiết là căn phòng có diện tích lớn nhất của cả Dinh Độc Lập , với sức chứa có thể lên đến 500 người vào cùng 1 thời điểm . Màu đỏ chính là gam màu chủ đạo . Ngoài ý nghĩa may mắn và quyền lực, nó còn tăng thêm tính trang trọng cho cả không gian
Các hiện vật: tượng bác hồ, lá cờ đỏ sao vàng và bức tranh “Việt Nam Quốc Tổ” của họa sĩ Trọng Nội
4. Giới Thiệu Phòng Họp Hội Đồng Nội Cát.
Đây là nơi diễn ra các cuộc họp nội các định kỳ vào mỗi sáng thứ 4 hàng tuần giữa tổng thống Thiệu với các thành viên Nội Các của ông. Trong căn phòng này, có 2 điểm rất đặc trưng mà chúng ta cần lưu ý
+ Hình dáng của bàn họp: không phải tròn, vuông hay chữ nhật mà là hình oval (hình trái xoan) với ý nghĩa tạo không khí gần gũi và tăng cường sự thấu hiểu giữa các thành viên ban nội các lại với nhau.
+ Màu xanh lá cây: màu chủ đạo của cả căn phòng. Từ màn cửa cho đến thảm lót nền và da bọc ghế đều màu xanh lá cây tạo không khí thoải mái, giảm đi sự căng thẳng cho các thành viên ban nội các trong những cuộc họp kéo dài.
Ngày 3/4/1975, phái đoàn tướng Frederick C. Weyand – tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ do Tổng thống G.Ford cử sang đã họp với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa bàn về việc cứu vãn tình hình quân sự Nam Việt Nam.
5. Giới Thiệu Phòng Làm Việc Của Tổng Thống Và Phó Tổng Thống.
Phía sau bàn làm việc trang trí bức tranh sơn dầu do họa sĩ Phạm Cơ vẽ cảnh cầu Tri Thủy ở vùng biển Ninh Chữ, Phan Rang. Đây là quê hương của ông Thiệu
Góc phải của phòng có bức tranh thêu tay trên nền nhung đỏ với hình ảnh chim hạc đậu trên cây tùng biểu ý cho câu chúc thọ. Đó là quà tặng của Đại tướng lục quân đại hàn dân quốc tặng cho TT Thiệu vào năm 1971.
Ngày 24/3/1975, từ phòng làm việc của mình, TT Thiệu viết thư tay cho TT Mỹ lúc bấy giờ là Ford yêu cầu Mỹ cho máy bay B52 oanh tạc vào các điểm đóng quân của quân giải phóng và khẩn cấp viện trợ những phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi các cuộc tiến công của quân giải phóng
PHÒNG LÀM VIỆC PHÓ TỔNG THỐNG NGUYỄN CAO KỲ
Còn phòng làm việc của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ nằm bên phải Dinh, nhìn ra khoảng sân chính. Saulưng bàn làm việc vủa ông là bức ảnh: “Cao nguyên trung phần” được chụp tại Đà Lạt do nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm chụp, ông cho in phóng khổ lớn tại Nhật Bản rồi đưa về trang trí ở đây. Ông còn treo bức chân dung của vợ là bà Đặng Tuyết Mai ở ngay bàn tiếp khách nhỏ. Bên cạnh là bức ảnh khổ lớn về bãi biển miền Trung đang dào dạt sóng vỗ, làm cho không khí trong phòng làm việc trở nên nhẹ nhàng và yên tĩnh hơn.
Khi Dinh Độc Lập được khánh thành ông làm việc ở căn phòng này trong nhiệm kỳ Phó Tổng thống 1967 – 1971.
Tháng 4/1975, ông sống ở Mỹ và mất năm 2011 tại Malaysia.
6. Giới thiệu phòng trình uỷ nhiệm thư, phòng đại yến.
Phòng Trình Quốc Thư Đây là căn phòng trang trọng và uy nghiêm nhất trong Dinh. Là nơi TT VNCH cùng bộ trưởng ngoại giao tiếp nhận ủy nhiệm thư từ các đại sứ các nước. Buổi lễ ủy nhiệm thư cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 18/4/1975 tiếp đại sứ đặc biệt và toàn quyền Nhật bản Hiroshi Hitomi.
Trang trí trong phòng do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện chủ yếu bằng sơn mài. Từ bàn ghế đến các bức tranh trên tường, nổi bật bức tranh sơn mài lớn được ghép từ 40 bức sơn mài nhỏ với đề tài ” Bình ngô đại cáo ” miêu tả cảnh sống thanh bình của nhân dân ta vào đầu Thế kỷ 15. Trung tâm bức tranh là hình ảnh vua Lê Lợi trong buổi tuyên bố chiến thắng sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Dọc hai bên tường là 8 ngọn đèn mang hình dạng những bó đuốc sẽ được thắp sáng khi tiến hành nghi lễ ngoại giao làm tăng thêm phần trang trọng cho buổi lễ.
Cũng giống như tên gọi của nó, ở đây diễn ra những buổi yến tiệc sang trọng để chiêu đãi những vị khách đặc biệt của gia đình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Những điểm đặc biệt của căn phòng:
+ Màu vàng: theo quan niệm phương Đông , màu vàng là màu của vua chúa, là màu của hoàng gia và nó giúp cho không gian của phòng tiệc sang trọng hơn. Màu vàng giúp cho thực khách cảm giác ngon miệng hơn
+ Bức tranh ” Sơn hà cẩm tú ” được vẽ năm 1966 bởi KTS. Ngô Viết Thụ
Tại phòng này vào tối 1/3/1975, diễn ra buổi tiệc chiêu đãi phái đoàn Nghị sĩ Mỹ sang Nam Việt Nam xem xét tình hình để quyết định có đề nghị chính phủ Mỹ tiếp tục viện trợ theo yêu cầu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nữa hay không. Đây cũng là buổi dạ tiệc chính thức cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập.
7. Giới thiệu Tầng hầm, Hiện vật trưng bày ngoài trời.
Tầng hầm: được trang bị đầy đủ phòng truyền tin, phòng in ấn… nhằm bảo đảm việc phát mệnh lệnh của Tổng thống ra bên ngoài. Hệ thống hầm bọc thép kiên cố nằm trong dinh Độc Lập. Hầm dài 72,5 m, rộng 0,8-22,5 m, sâu 0,6-2,5 m được xây dựng vững chắc, khả năng chịu bom đến hai tấn, là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Hầm bọc thép do Trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế. Hầm gồm hai khu vực.
Khu vực 1 sâu 0,6 m, tường đúc bê tông 0,6 m, sức chịu bom 500 kg.
Đây là trung tâm điều hành, gồm ban tham mưu, đài phát thanh, tổng đài điện thoại, giải mã, truyền tin… Thiết bị do chính phủ Hoa Kỳ viện trợ vào những năm 1960.
Khu vực 2 là hầm trú ẩn, sâu 2,5 m, tường đúc bê tông 1,6 m, sức chịu bom 2.000 kg.
Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2. Trong trường hợp khẩn cấp, tổng thống xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng hai. Ngày 8-4-1975, khi dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình Nguyễn Văn Thiệu đã trú ẩn tại đoạn hầm này.
Đây là các thiết bị trong một phần khu vực thông tin liên lạc. Tại đây có nhiều phòng nhỏ khác, là nơi nhận, chuyển, mã hóa các công điện, thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra.
Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong dinh Độc Lập như lễ quốc khánh, lễ tuyên thệ nhậm chức, hay chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia.
Vào đây du khách còn được dịp chiêm ngưỡng chiếc xe Mercedes 200 W110 được sản xuất tại Đức trong khoảng thập niên 1960. Đây là một trong những chiếc xe được ông Nguyễn Văn Thiệu sử dụng lúc bấy giờ.Phòng bắn súng bên trong đường hầm.
MÁY BAY F5-E VÀ VỊ TRÍ 2 QUẢ BOM
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút sáng, Nguyễn Thành Trung (lúc đó là Trung úy Không lực VNCH) nhận được mệnh lệnh xuất kích từ sân bay Biên Hòa (lúc này thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa), lái máy bay F5-E ném bom dinh Độc Lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần cắt bom thứ hai có trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ. Ông tiếp tục dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè, rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dã chiến bằng đất với đường đáp chỉ 1.000m ở sân bay tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước) trong khi F5E yêu cầu một đường băng hạ cánh đến 3000 m.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ngoài các công trình kiến trúc, trong khu vực Dinh còn có khu vườn rộng với hơn 60 loài cây, trong đó có các loại gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Gõ (đỏ và trắng), Dầu sao… Ngoài các điểm di tích, phía cổng chính vào Dinh còn có đường Thống Nhất (sau đổi thành đường 30/4, nay là đường Lê Duẩn), nơi có trưng bày chiếc xe tăng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009.
Có thể nói, dinh Độc Lập là nơi chứa nhiều hồi ức với người dân miền Nam nói chung, người dân Việt Nam nói riêng về một thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hào hùng của dân tộc.
Tuy cuộc chiến đã đia qua hàng thập kỷ nhưng dinh Độc Lập luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam.
Dinh Độc Lập trực thuộc Văn phòng Chính phủ nhiều năm nay vừa phát huy tác dụng một di tích lịch sử- văn hóa, tổ chức đón khách trong nước và quốc tế tham quan; Đồng thời là nơi đón tiếp các đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước ở phía Nam Tổ quốc, nơi tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước. Từ khi được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, Dinh Độc Lập vốn đã là nơi thu hút rất đông khách tham quan trong nước và quốc tế, nay càng được quan tâm hơn. Hy vọng rằng, dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích với những phương pháp mới hiện đại, nhưng phù hợp với nội dung và ý nghĩa của Dinh sẽ làm cho nơi đây trở thành một địa chỉ văn hóa- lịch sử xứng tầm quốc gia.
Sau khi tham quan xong dinh Độc Lập các bạn có thể tham quan những điểm du lịch lân cận như nhà thờ đức bà, bưu điện thành phố, chợ bến thành, phố đi bộ nguyễn huệ, bến nhà rồng, thảo cầm viên,……