Đầm Thị Tường biển Hồ giữa đồng bằng sông Cửu Long

27 Tháng Ba, 2020
DU LỊCH TRONG NƯỚC

Giới thiệu tổng quan về Đầm Thị Tường.

Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 40km, Đầm Thị Tường là một trong những đầm nuôi tôm cá lớn nhất Cà Mau. Đầm Thị Tường là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”.

Đầm Thị Tường (hay đầm Bà Tường) là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”, đầm Thị Tường tạo nên từ phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch của ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước. Đầm toạ lạc ngay giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, thuộc tỉnh Cà Mau. Đầm được hình thành bởi 3 đầm chính là Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới, trong đó Đầm Giữa là Đầm lớn nhất. Nó như một quả bóng phình to. Đầm trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, diện tích mặt nước khoảng 700ha. Đầm Thị Tường cách TP Cà Mau khoảng 40 km, cách QL 1A 7 km.

Đầm này thông ra biển tây ở khu vực vịnh Thái Lan thông qua sông Mỹ Bình. Đầm Thị Tường có hình dáng giống như một cây đàn guitar với kích chiều dài hơn 7 km, nơi rộng đoạn hẹp nhất là 3 km. Độ sâu của đầm, trừ một lòng lạch nhỏ chảy ven bờ đầm phía đông, không quá đầu người lớn kể cả thời điểm thủy triều lên.

Đầm Thị Tường là nơi sinh sống của các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua và nhiều loại sinh vật đa dạng khác. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào một cuộc sống bình dị của thiên nhiên và con người nơi đây.

Đầm Thị Tường được mô tả giống như một bức tranh thuỷ mạt thơ mông và hữu tình, nhất là vào mỗi buổi sáng và chiều tà. Mặt nước đầm được dùng để nuôi thuỷ sản. phía Nam của đầm, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là căn cứ Xẻo Đước, là một di tích lịch sử thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, là một căn cứ quan trọng của Việt cộng.

Tại sao có tên là Đầm Thị Tường?

Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau. Theo người xưa kể, tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, bà đã xua đuổi bày chim trời do chúa Hổ phái đến để lấy đá lấp biển. Chúa Hổ làm như vậy là do ngài hận vua Thuỷ tề, không gả con gái cho mình. Dấu tích nơi bà Tường xua đuổi đàn chim đến nay vẫn còn. Nhờ vậy mà đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa phương. Cảm vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho cái đầm này.

Trong số ba đầm thì đầm Giữa có chỗ sâu đến 10 thước, còn đầm Trên và đầm Dưới cạn. Cho nên có câu chuyện “khôi hài” như sau: Hồi xưa, có một người xứ khác tới đây làm ăn, chẳng may xuồng bị lật, anh ta té xuống đầm, hoảng hồn la chói lói: “Bớ làng nước ơi…”. La làng tới đây thì chân đụng đất, anh chàng bỡ ngỡ nói: “Ý mà cạn”!

Quy hoạch phát triển

Được biết ở đầm Thị Tường có hệ sinh thái đa dạng, phong phú mang đặc thù riêng của vùng đất ngập nước ở tỉnh Cà Mau. Đầm Thị Tường được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ, đây cũng là nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều giống loài thuỷ sản nước lợ có giá trị kinh tế cao. Từ những lợi thế trên ngành thủy sản Cà Mau và các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng các dự án, mô hình… bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như Dự án xây dựng Khu bảo tồn thuỷ sản đầm Thị Tường thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản đầm Thị Tường – do Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản Cà Mau (FSPS-II) thực hiện với sự hỗ trợ vốn của Hợp phần SCAFI.

Du lịch Đầm Thị Tường.

Đầm Thị Tường có chiều dài 10km ăn sâu vào ba huyện trên đất liền là Trần Văn Thời, Phú Tân và Cái Nước, chỗ rộng nhất khoảng 2km. Được phân ra thành đầm trong, đầm giữa và đầm ngoài. Đầm thông ra biển Thái Lan qua sông Mỹ Bình. Đầm Thị Tường là một cái đầm nuôi tôm cá rộng lớn ở Cà Mau. Thích hợp cho việc nuôi tôm, sú, cua, rẹm,…vv. Nên cư dân ở sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi hải sản.

Ghé thăm Đầm Thị Tường, khách du lịch sẽ được ghé ngang quán ăn có tên “Nhà hàng Xẻo Đước”. Nơi đây tập trung các món hải sản tươi ngon do người dân trong khu vực đánh bắt có được. Khách du lịch sẽ có dịp thưởng thức các món ăn tươi ngon mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.

Đầm Thị Tường gắn liền với một truyền thuyết xa xưa, mà khi đến đây, bạn có thể nghe kể lại từ bất cứ người dân nào. Tương truyền tên của Đầm là tên một người phụ nữ đã ra sức bảo vệ nơi đây.

Nếu chưa đến đây, hãy tranh thủ ghé thăm vùng đất này. Bởi nó hiện đang là nơi tham quan lý tưởng cho bạn và gia đình bạn. Vì đến đây, bạn có thể gần gũi hơn với sông nước quê hương, giải tỏa những buồn lo trong cuộc sống cùng với người dân và các món ngon nơi đây.

MỘT SỐ TOUR DU LỊCH THAM KHẢO:

1. Tour du lịch Cà Mau 3 ngày 3 đêm – Về thăm đất mũi

2. Tour du lịch Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ 3 ngày 3 đêm

3. Tour du lịch Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ 4 ngày 4 đêm

4. Tour du lịch Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau 4 ngày 3 đêm

5. Tour du lịch Đồng Tháp – Châu Đốc – Hà Tiên – Cần Thơ 5 ngày 4 đêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *